Công thức cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) chi tiết

Đánh giá bài viết

Nhiệt miệng (loét miệng) là hiện tượng thường gặp đối với nhiều người. Tình trạng này thường hay tái phát nhiều lần đối với một số bệnh nhân gặp vấn đề về cơ địa. Thông thường, loét miệng sẽ được chia thành 2 loại là

  • Loét áp tơ hay còn gọi là nhiệt miệng
  • Loét miệng thể herpes

Các dược sĩ nên phân biệt tìm hiểu kĩ để phân biết rõ 2 loại này trước khi định hướng cắt liều nhiệt miệng (loét miệng).

Bài viết dưới đây, Phòng khám Bác sĩ Dung xin giải đáp thắc mắc của nhiều người về công thức cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) chi tiết. Xin mời các bạn cùng theo dõi chi tiết!

1. Tìm hiểu chung trước khi cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Tìm hiểu chung trước khi cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)
Tìm hiểu chung trước khi cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Chắc hẳn, bản thân mỗi người dược sĩ đều đã từng gặp phải những vấn đề như thế này. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ trao đổi về kinh nghiệm cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) thông qua những kiến thức đúc kết lại từ quá trình điều trị thực tiễn.

Để cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) đúng cần phải nắm những thông tin gì?

Các dược sĩ nên khai thác kỹ một số thông tin cần thiết để có thể tìm ra nguyên nhân và tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Sau đó, mới đưa ra những quyết định lựa chọn thuốc điều trị phù hợp:

Xác định độ tuổi của bệnh nhân

Thông thường, chứng nhiệt miệng hay loét áp – tơ ở phụ nữ sẽ xảy ra ở độ tuổi từ 10-40. Do đó, khi khai thác thông tin thì dược sĩ nên hỏi kĩ về tiền sử từ lúc nhỏ đến lúc bị bệnh của bệnh nhân.

Bản chất của vết loét

Bệnh nhân thường sẽ xuất hiện khoảng 1-5 vết loét áp-tơ nhỏ. Nhưng đôi khi, vết loét sẽ có đường kính lớn hơn khoảng 5mm và xuất hiện thêm vết tâm màu vàng hoặc trắng và có thêm viền ngoài đỏ sưng viêm. Một số vị trí vết loét như: Nằm cạnh lưỡi, má và bên trong môi. Thông thường, loét miệng (nhiệt miệng) sẽ tự khỏi sau 5-14 ngày.

Loét nhỏLoét lớnThể herpes
80% bệnh nhân10-12% bệnh nhân8-10% bệnh nhân
Đường kính 2-10 mmĐường kính thường trên 10 mmKích thước dạng đầu kim
Hình tròn hoặc ovanHình tròn hoặc ovanHình tròn hoặc ovan, kết hợp lại tạo hình dạng bất thường khi chúng to ra
Thường không quá đauLoét đau và kéo dài. Có thể xuất hiện những vấn đề lớn hơn – ăn uống trở nên khó khănCó thể rất đau

Khai thắc tiền sử của bệnh nhân

Để cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) đúng và đầy đủ thì dược sĩ nên khai tác đầy đủ tiền sử của bệnh nhân. Theo một số thông kê thì có tới 1/3 trường hợp bị nhiệt miệng đều có tính chất gia đình. Nhiệt miệng (loét miệng) thường tái phát nhiều lần với những đặc điểm gần như giống nhau về số lượng, kích thước, hình dạng và thời gian bị bệnh.

Vết loét có thể rất đau

Những loại loét miệng tái phát bao gồm: Loét áp-tơ lớn và loét thể herpes. Loét áp-tơ lớn không thực sự phổ biến, là biến thể nặng hơn của loét nhỏ. Vết loét có đường kính lên tới 30 mm và xảy ra một đám lên đến 10 vết. Thông thường, vị trí xuất vết loét ở môi, má, lưỡi,hầu và vòm miệng. Đối với những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sẽ có nguy cơ cao mắc loét áp-tơ lớn hơn.

Bị ung thư miệng

Đối với bất kỳ vết loét nào ở miệng mà kéo dài dai dẳng lên tới 3 tuần thì dược sĩ nên khuyến cáo lập tức đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ. Bởi vì nếu là vết loét thông thường thì không bao giờ kéo dài trong thời gian lâu như vậy. Điều này nghĩa là bệnh nhân của bạn đang có nguy cơ gặp phải bệnh lý nguy hiểm nào đó như ung thư biểu mô. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng là người thường xuyên hút thuốc lá.

2. Triệu chứng của nhiệt miệng (loét miệng)

Đối với vết loét lớn hoặc thể herpes thường sẽ khá đau. Khiến cho việc ăn uống của bệnh nhân trở nên khó khăn dẫn tới sụt cân. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là giảm cân đột ngột. Trong những trường hợp loét miệng tái phát, tình trạng có thể bùng phát trở lại sau một thời gian khoảng vài năm.

Loét miệng (nhiệt miệng) có thể có liên quan đến một số rối loạn của bệnh celiac hoặc viêm ruột. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân đến bệnh viện nếu kèm theo triệu chứng tiêu chảy dai dẳng hoặc tái phát.

Loét miệng (nhiệt miệng) liên quan đến những rối loạn về máu như thiếu máu. Chỉ số xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu thấp bất thường. Trong trường hợp này, sẽ chẩn đoán dựa theo những triệu chứng khác của bệnh nhân.

Trường hợp cần gặp bác sĩ khi loét

  • Có giảm cân
  • Có màng nhầy
  • Kéo dài hơn 3 tuần
  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Nghi ngờ do phản ứng có hại của thuốc

3. Xây dựng công thức cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) chung

Bản thân tôi là một dược sĩ đại học, được đạo tạo tại một trong những ngôi trường hàng đầu trong ngành dược. Tuy vậy, lúc vừa mới bước vào nhà thuốc cũng rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu. Đó là lý do tôi muốn làm về chuỗi series chia sẽ kinh nghệm cắt liều thuốc này.

Để nắm vững được cách cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) hay bệnh lý nào thì dược sĩ cũng nên nhớ nguyên tắc chung là loại bỏ nguyên nhân và khắc phục triệu chứng. Có một bộ phận dược sĩ hiện nay chỉ học thuộc công thức và rap theo cho mọi trường hợp. Điều này thực sự đáng buồn cho ngành dược và cả bệnh nhân. Hy vọng anh, chị dược sĩ hãy nắm chắc kiến thức rồi mới tiến hành điều trị cho bệnh nhân.

Dược sĩ nên xây dựng riêng cho mình danh sách những loại thuốc gây ra nhiệt miệng (loét miệng) hiện nay. Bởi vì nhiệt miệng (loét miệng) cũng có thể có nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc nào đó. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc gây ra nhiệt miệng (loét miệng) như: Aspirin, NSAID, thuốc độc tế bào, sulfasalazine, nicorandil.

Công thức chung cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Vitamin PP + Vitamin C + Subac bôi miệng + súc miệng.

Cắt liều nhiệt miệng bằng Vitamin C
Cắt liều nhiệt miệng bằng Vitamin C

Nếu việc điều trị không cải thiện sau 1 tuần thì dược sĩ nên khuyên bệnh nhân của mình đến thăm khám bác sĩ.

Đơn thuốc tham khảo các thuốc điều trị, bao gồm

  1. Vitamin PP 500mg x 2-3 lần/ngày.
  2. Vitamin C
  3. Súc miệng bằng nước muối NaCl 0,9% giúp làm nhanh chóng lành vết loét.
  4. Subac hoặc các chế phẩm khác từ bạc do tính an toàn rất cao.
Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) bằng Vitamin PP 500mg
Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) bằng Vitamin PP 500mg

Nếu nguyên nhân nhiệt miệng (loét miệng) do Herpes virus thì dược sĩ có thể điều trị như nhiễm Herpes virus.

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) trong thời gian bao lâu

Bản chất vết loétThời gian điều trị
Vết loét áp-tơ nhỏÍt hơn một tuần
Vết loét áp-tơ lớnTừ 10-30 ngày

Nếu bệnh nhân bị loét thể herpes, những vết loét mới sẽ xuất hiện thay thế những vết loét ban đầu đã lành. Khiến cho bệnh nhân có suy nghĩ rằng mình đang bị loét đang tiếp tục.

4. Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) chuyên sâu

Dược sĩ nên điều trị bằng cách giúp bệnh nhân giảm đau và rút ngắn thời gian nhiệt miệng. Đơn thuốc nên kê trong trường hợp này, bao gồm: Thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng và corticosteroid. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp corticosteroid với nước súc miệng chứa hoạt chất chlorhexidine có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng (loét miệng).

Nước súc miệng chứa hoạt chất Chlorhexidine gluconate

Tác dụng của nước súc miệng chứa hoạt chất Chlorhexidine gluconate được chứng minh trong nhiều case lâm sàng. Nó giúp rút ngắn thời gian và mức độ nhiệt miệng (loét miệng). Bởi vì, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn trong điều trị nhiệt miệng (loét miệng). Nhiễm trùng răng miệng có thể làm tăng thời gian điều trị và làm chậm thời gian làm lành vết thương.

Thuốc tác động tại chỗ: Corticosteroid Hydrocortisone

Thuốc tác động tại chỗ Corticosteroid Hydrocortisone giúp giảm viêm, đau, rút ngắn thời gian điều trị vết loét. Hiện nay, đã có sẵn dạng bào chế là viên nén kết hợp tá dược dính dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dễ dàng sử dụng. Đặt viên nén gần với vết loét cho đến khi tan ra.

Thuốc giảm đau tại chỗ

Nước súc miệng hoặc khí dung có chứa hoạt chất Benzydamine và gel nha khoa chứa hoạt chất salicylate choline đều có tác dụng rất ngắn nhưng lại cực kì hiệu quả trong điều trị vết loét lớn, rất đau. Thực hiện việc súc miệng 15 mL khoảng 3 lần/ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng nước súc miệng chứa hoạt chất benzydamine bệnh nhân có thể xảy ra một số hiện tượng như: tê, ngứa ran và đau nhức.

Thuốc gây tê tại chỗ

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) – Khị quá đau, bệnh nhân sẽ yêu cầu giảm đau bằng cách sử dụng gel gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, loại này chỉ cho hiệu quả giảm đau trong thời gian rất ngắn. Do đó, chỉ sử dụng lại các chế phẩm này khi thực sự cần thiết.

5. Case lâm sàng trong trong cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Tình huống cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) trong case lâm sàng mà mình đã gặp và điều trị thành công. Trong phần này, mình xin phép được trình bày bài viết theo phong cách riêng. Nếu có bất kì thắc mắc hay quan điểm khác, anh, chị dược sĩ có thể để lại ở phần bình luận để tôi có thể hoàn thiện chuỗi bài viết này.

Case lâm sàng 1 trong cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Một bệnh nhân cao tuổi đến nhà thuốc và muốn tham khảo về cách điều trị vết loét trong miệng. Bác kể là bác đang có 2 vết loét trong miệng và nó tái phát nhiều lần trong những năm qua. Thường thì vết loét nổi hai bên má, môi và kéo dài khoảng 1 tuần. Hiện tại, bác chưa sử dụng bất kì thuốc nào và cũng không xuất hiện thêm triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong một số lần trước bác có dùng gel để giảm đau và thấy có hiệu quả.

Quan điểm của dược sĩ đại học trong case lâm sàng 1

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) – Từ những gì bác kể thì mình chẩn đoán bác này bị viêm loét aphthous nhỏ tái phát. Mình điều trị bằng thuốc hydrocortisone viên nén bám dính niêm mạc hoặc cho bôi thuốc gây tê để giảm đau tại chỗ. Mình có khuyên bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ nếu không khỏi sau 3 tuần.

Quan điểm của bác sĩ trong case lâm sàng 1

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) – Bác này rất có thể đang bị tái phát loét aphthous. Hỏi thêm về tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Đặc biệt, khi bệnh nhân không có bệnh lý liên quan đến rối loạn ruột hoặc giảm cân tái phát. Phương pháp điều trị khá đơn giản và có thể làm theo cách trên.

Case lâm sàng 2 trong cắt liều nhiệt miệng (loét miệng)

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) – Một chị đang bị nhiệt miệng và đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Chị kia có kể rằng vết loét đã kéo dài vài tuần và chưa thuyên giảm. Chị có sử dụng một số loại viên ngậm chứa hoạt chất gây tê tại chỗ và nước sức miệng nhưng không cho thấy hiệu quả.

Quan điểm của dược sĩ đại học trong case lâm sàng 2

Cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) – Mình có khuyên chị nên đến gặp bác sĩ để thăm khám kĩ hơn. Vết loét đã hình thành trong nhiều tuần và không thấy dấu hiệu cải thiện. Cho thấy khả năng đây là một triệu chứng có nguyên nhân nghiêm trọng.

Quan điểm của bác sĩ trong case lâm sàng 2

Việc khuyên bệnh nhân đến gặp bác sĩ là hoàn toàn chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết xác định các vết loét có thể là ác tính để kiểm tra chính xác. Tuy nhiên, đặc điểm này được nghi ngờ là một bệnh lý nguy hiểm cần kiểm tra ngay.

Trên đây là những kiến thức về công thức cắt liều nhiệt miệng (loét miệng) chi tiết mà Phòng khám Bác sĩ Dung cung cấp. Các bạn có thể thăm khám trực tiếp tại Quảng Bình thông qua địa chỉ

  • Trụ sở chính: Thôn Vĩnh Phú Quảng Hòa TX Ba Đồn
  • Hoặc đặt lịch thông qua số điện thoại: 084.502.9815.

Để lại bình luận và đánh giá bài viết giúp mình nhé! Cảm ơn nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mastodon