Dưới đây là bài viết tổng quan về cắt liều cảm cúm chi tiết mà mình áp dụng cho phòng khám của mình. Tỷ lệ thành công hầu như là chắc chắn và chưa có phản hồi thất bại nào.

Xin chào! Mình là Dược sĩ Tuấn – Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội khóa 72. Hiện tại, mình đang làm quản lý tại Phòng khám Nội Tổng Quát Health Center. Công việc chính của mình về mảng Marketing với vị trí Chuyên Viên SEO Marketing. Mình quyết định lập trang web duocsituan.vn nhằm mục đích chia sẽ kinh nghiệm làm việc mà mình tích lũy được sau quảng thời gian làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Sau quảng thời gian là việc tại công ty Dược cũng như các nhà thuốc thì mình nhận thấy chất lượng chuyên môn của dược sĩ nhà thuốc còn khá thấp. Hầu như các bạn cắt liều theo kiểu máy móc, rập khuôn chứ không tìm hiểu kĩ bản chất tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.

Bản thân tác giả cũng từng gặp phải tình trạng như vậy nhưng do không có sách hay chương trình đạo tạo phổ biến. Do đó, mình quyết định sẽ viết ra trọn bộ các triệu chứng phổ biến thường gặp tại nhà thuốc và phòng khám từ cơ bản đến nâng cao. Từ việc đưa ra phác đồ cụ thể, phân tích từng loại thuốc trong đơn cho đến tìm hiểu cơ chế bệnh sinh và điều trị nguyên nhân.

Những vấn đề cần khai thác trong điều trị cắt liều cảm cúm

Cảm cúm thông thường là tình trạng viêm đường hô hấp trên do virus gây ra, với nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh thường tự khỏi, nhưng một số người muốn sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, một số thành phần trong các loại thuốc này có thể tương tác với thuốc mà người bệnh đang dùng, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng tiền sử dùng thuốc và lựa chọn cắt liều cảm cúm phù hợp.

Tìm hiểu chi tiết để cắt liều cảm cúm hiệu quả

Cat lieu thuoc cam cum hieu qua
Cắt liều thuốc cảm cúm hiệu quả

Độ tuổi

Việc xác định độ tuổi của người bệnh, là trẻ em hay người lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết định cắt liều cảm cúm. Điều này giúp dược sĩ nhanh chóng đánh giá liệu có cần sự can thiệp của bác sĩ hay không và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trẻ em thường nhạy cảm hơn với các hội chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên so với người lớn, do đó cần đặc biệt lưu ý khi xử lý tình trạng này.

Diễn biến bệnh cảm cúm

Người bệnh có thể mô tả các triệu chứng xuất hiện đột ngột hoặc diễn tiến từ từ trong nhiều giờ. Nếu triệu chứng khởi phát nhanh, nhiều khả năng đó là cúm (flu), trong khi triệu chứng kéo dài dần thường liên quan đến cảm lạnh (cold). Tuy nhiên, những hướng dẫn này chỉ mang tính tham khảo chứ không thể thay thế chẩn đoán chính xác. Cảm lạnh thông thường có thể kéo dài từ 7 đến 14 ngày, và một số triệu chứng như ho vẫn có thể tiếp diễn ngay cả sau khi bệnh đã thuyên giảm.

Tiền sử bệnh

Những người có tiền sử viêm phế quản mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nên được khuyến khích đến khám bác sĩ thay vì cố gắng cắt liều cảm cúm.

COPD thường gặp ở người trên 35 tuổi, đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá. Các triệu chứng gợi ý bệnh bao gồm khó thở khi vận động, ho kéo dài, khạc đàm thường xuyên và viêm phế quản tái phát vào mùa lạnh hoặc thở khò khè.

Những bệnh nhân mắc COPD nên thăm khám bác sĩ khi bị nhiễm lạnh hoặc cúm, vì những tình trạng này có thể làm bùng phát đợt cấp viêm phế quản. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hít kháng cholinergic, thuốc chủ vận β2 và có thể kê đơn kháng sinh nếu cần thiết. Ngoài ra, một số loại thuốc cần tránh sử dụng ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp hoặc tiểu đường để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Các thuốc bệnh nhân đang sử dụng

Dược sĩ cần nắm rõ các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, vì các thành phần trong thuốc không kê đơn (OTC) có thể gây ra tương tác với thuốc đang dùng. Nếu thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm triệu chứng không mang lại hiệu quả, hoặc các phương pháp điều trị phù hợp trong thời gian cần thiết không có tác dụng, người bệnh nên cân nhắc đi khám bác sĩ. Trong đa số trường hợp cảm lạnh và cúm, việc cắt liều cảm cúm sử dụng thuốc OTC là lựa chọn hợp lý.

Thời gian điều trị

Nếu cắt liều cảm cúm sau 10-14 ngày áp dụng theo hướng dẫn điều trị của dược sĩ mà tình trạng cảm không thuyên giảm, người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Khai thác triệu chứng trước khi cắt liều cảm cúm

Chảy mũi/Nghẹt mũi

Hầu hết người bệnh đều gặp tình trạng chảy nước mũi. Ban đầu, dịch mũi trong suốt nhưng dần trở nên đặc và tiết ra nhiều hơn. Sự giãn nở của các mạch máu làm niêm mạc mũi sưng lên, gây tắc nghẽn và thu hẹp đường thở, đặc biệt khi lượng chất nhầy tăng lên.

Cảm hè

Trong trường hợp cảm hè, các triệu chứng chủ yếu bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mắt do kích ứng. Những biểu hiện này rất giống với viêm mũi dị ứng.

Hắt hơi/Ho

Hắt hơi thường xảy ra khi đường mũi bị nghẹt và kích thích. Người bệnh có thể bị ho do thanh quản bị ảnh hưởng (gây ho khan) hoặc do dịch mũi chảy xuống hầu họng và phế quản, dẫn đến kích ứng.

Đau đầu/Đau nhức cơ thể

Đau đầu có thể do viêm và kích thích niêm mạc mũi, xoang. Cơn đau vùng trán, đặc biệt ở khu vực trên và dưới mắt, có thể là dấu hiệu của viêm xoang. Ngoài ra, người mắc cúm thường có xu hướng đau nhức cơ và khớp nhiều hơn so với cảm lạnh thông thường.

Sốt

Người bệnh thường cảm thấy nóng trong người, dù thân nhiệt thực tế không cao. Sốt thường là dấu hiệu đặc trưng hơn của cúm so với cảm lạnh.

Viêm họng

Cảm giác đau rát, nóng trong họng có thể xuất hiện trong suốt thời gian bệnh và thường là dấu hiệu đầu tiên khi bị cảm.

Đau tai

Đau tai là một biến chứng phổ biến của cảm cúm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi bị chảy nước mũi, người bệnh có thể cảm thấy tai bị bít do tắc nghẽn ống Eustach – đường nối giữa tai giữa và khoang mũi sau. Bình thường, tai giữa là một khoang chứa không khí, nhưng khi ống Eustach bị chặn, thính giác có thể bị ảnh hưởng, gây cảm giác khó chịu hoặc tạm thời giảm thính lực.

Cắt liều cảm cúm có thể hỗ trợ kiểm soát cơn đau tai ban đầu. Cả paracetamol và ibuprofen đều được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa cấp tính. Tuy nhiên, nếu đau tai kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, bồn chồn, nôn mửa, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Đau mặt/Đau đầu vùng trán

Cảm giác đau ở vùng trán hoặc mặt có thể là dấu hiệu của viêm xoang. Xoang là các khoang chứa không khí nằm trong cấu trúc xương xung quanh mũi và mắt. Khi bị cảm lạnh, lớp niêm mạc xoang bị viêm, dẫn đến sưng tấy và tăng tiết dịch nhầy. Nếu dịch tiết không thoát ra ngoài được, nó có thể tích tụ trong xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm thứ cấp.

Cúm

Việc phân biệt giữa cảm lạnh và cúm rất quan trọng để quyết định phương pháp cắt liều cảm cúm. Những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao có thể cần xem xét điều trị bằng thuốc kháng virus. Một số dấu hiệu thường gợi ý đến cúm bao gồm:

  • Sốt từ 38°C trở lên (hoặc 37,5°C ở người cao tuổi);
  • Ít nhất một triệu chứng hô hấp như ho, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi;
  • Ít nhất một triệu chứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đổ mồ hôi/ớn lạnh hoặc kiệt sức.

Cúm thường khởi phát đột ngột với cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, đau khớp, đau họng, ho khan và sốt cao. Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức không thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Ho khan có thể kéo dài ngay cả sau khi bệnh thuyên giảm.

Hen suyễn

Nhiễm virus đường hô hấp có thể kích hoạt cơn hen ở những người mắc bệnh này. Hầu hết bệnh nhân hen suyễn có thể tự điều chỉnh liều thuốc để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, cần có biện pháp điều trị y tế kịp thời.

Phác đồ điều trị cắt liều cảm cúm

Su dung Glotadol Cold de cat lieu cam cum
Sử dụng Glotadol Cold để cắt liều cảm cúm

Cảm cúm là trường hợp gặp phổ biến nhất đối với các dược sĩ ở nhà thuốc. Bệnh nhân sẽ ưu tiên uống thuốc ở các nhà thuốc trước khi đến phòng khám hay bệnh viện. Do đó, bệnh nhân sẽ đánh giá chất lượng dược sĩ thông qua đơn thuốc cảm cúm này. Muốn điều trị được một bệnh lý nào đó thì luôn luôn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó. Hãy bỏ ngay tư tưởng dược sĩ điều trị triệu chứng còn bác sĩ mới phải điều trị nguyên nhân.

Như đã đề cập ở trên, đa phần cảm cúm đều có nguyên nhân bắt nguồn từ virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân thể trạng kém, sức đề kháng yếu dẫn đến nhiễm khuẩn. Vì vậy, dược sĩ cần nắm vững được những dấu hiệu cơ bản để kết luận bệnh nhân có nhiễm khuẩn hay không. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân theo tiêu chuẩn FeverPAIN

  • F: Sốt trong 24 giờ gần đây.
  • P: Xuất hiện mủ trên hạch hạnh nhân.
  • A: Triệu chứng tiến triển nhanh, thường trong vòng 3 ngày sau khi khởi phát.
  • I: Viêm amidan nghiêm trọng.
  • N: Không có triệu chứng ho hoặc chảy mũi.

Mỗi tiêu chí FeverPAIN được tính 1 điểm, với tổng điểm tối đa là 5.

Đánh giá mức điểm và quyết định cắt liều cảm cúm sử dụng kháng sinh:

Điểm FeverPAINKhuyến nghị điều trịKhả năng nhiễm liên cầu khuẩn
0 – 1Không cần dùng kháng sinh13 – 18%
2 – 3Cân nhắc không kê đơn hoặc chỉ kê dự phòng34 – 40%
4 – 5Xem xét kê kháng sinh ngay62 – 65%

Cắt liều cảm cúm sử dụng kháng sinh ngay trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi toàn thân, triệu chứng ngày càng nặng hoặc có nguy cơ cao gặp biến chứng.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng toàn thân, viêm hạch có mủ, viêm mô tế bào…, nên cân nhắc đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cắt liều cảm cúm: Kháng sinh β-lactam (nếu nhiễm khuẩn) + Hạ sốt (nếu sốt) + Corticoid (nếu viêm, cân nhắc kĩ) + Kháng H1 (nếu sổ mũi) + Terpin benzoat/Dextromethorphan (nếu ho) + Long đàm (nếu có đàm) + Kẽm VitaminC (tăng sức đề kháng).

Đơn thuốc tham khảo

1. Paracetamol sủi 500mg x 3-4 lần/ngày.

Hoặc Paracetamol + Ibuprofen 1 viên x 2-3 lần/ngày cũng được. Nếu có sốt thì khởi đầu không dùng Paracetamol viên nén vì tác dụng chậm hơn dạng sủi. Tuyệt đối không dùng Aspirin, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi, vì có thể xảy ra hội chứng Reye có thể gây tử vong. Reye có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

2. Mucome Softcap CPC1 x 1-2 viên/lần x 4 lần/ngày.

3. Acetylcystein 200mg x 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.

4. Kẽm + Vitamin C.

Uống thêm sinh tố, ăn nhiều trái cây, chất bổ dưỡng. Không nên ăn đồ khó tiêu, nên ăn đồ dễ tiêu như cháo hành Thị Nở, gia vị Tiểu hồi (1-4g/ngày)… Về cơ bản, điều trị nằm ở việc giữ ấm, nghỉ ngơ, bổ sung chất dinh dưỡng, Vitamin C có kẽm.

Tham khảo thêm 2 loại thuốc được dùng trong cúm mùa:

5. Oseltamivir 75mg (Tamiflu 75mg) x 2 lần/ngày.

  • Trẻ ≥ 6 tuổi, cân nặng > 40kg uống như người lớn.
  • Trẻ ≥ 6 tuổi, cân nặng < 40kg uống 75mg x 1 lần/ngày.

Theo BYT 2015: + Cân nặng ≤ 15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày.

  • Cân nặng > 15 kg đến 23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày.
  • Cân nặng > 23 kg đến 40 kg 60 mg x 2 lần/ngày.

Giá của biệt dược gốc Tamiflu 75mg là 350k/viên. Vào mùa cúm thường sẽ bị đội lên 500k/viên.

6. Zanamivir (Relenza) 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 2 lần/ngày.

Không cắt liều cảm cúm dùng Zanamivir cho bệnh nhân hen suyễn, bệnh mạn tính phổi, dân nghèo. Giá nhập khẩu là khoảng 420k/bộ hít.

Lưu ý: Cân nhắc kĩ cắt liều cảm cúm sử dụng corticoid nếu thực sự cần thiết

Phân tích chi tiết phác đồ điều trị cắt liều cảm cúm

Cắt liều cảm cúm sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để điều trị cảm lạnh và cúm rất phổ biến, và những loại thuốc này thường được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng. Điều trị triệu chứng phù hợp có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, trong đó hiệu ứng giả dược cũng đóng vai trò nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc cũ, bằng chứng về hiệu quả của chúng còn hạn chế.

Dược sĩ có trách nhiệm cắt liều cảm cúm lựa chọn thuốc phù hợp dựa trên triệu chứng của bệnh nhân và các bằng chứng hiện có, đồng thời cân nhắc đến sở thích cá nhân của họ. Việc kê đơn nhiều loại thuốc rất phổ biến, nhưng cần tránh điều trị quá mức. Các khuyến nghị về thuốc dưới đây mang tính tham khảo, và dược sĩ có thể quyết định liệu có cần kết hợp nhiều loại thuốc hay không.

Một số nhóm thuốc cắt liều cảm cúm thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, pholcodine.
  • Thuốc long đờm: Guaifenesin, ipecacuanha.
  • Thuốc thông mũi: Ephedrine, oxymetazoline, phenylephrine, pseudoephedrine, xylometazoline.
  • Thuốc kháng histamine: Brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine, promethazine, triprolidine.

Cắt liều cảm cúm sử dụng thuốc kháng virus

Cat lieu cam cum su dung thuoc khang virus
Cắt liều cảm cúm sử dụng thuốc kháng virus

Hiệu quả của thuốc kháng virus trong các đợt đại dịch chỉ có thể được ước tính dựa trên kinh nghiệm điều trị cúm theo mùa và những trường hợp nhiễm cúm gia cầm. Chúng được cho là có khả năng giảm nguy cơ biến chứng, hạ tỷ lệ tử vong và rút ngắn thời gian phục hồi.

Việc cắt liều cảm cúm sử dụng thuốc kháng virus cho những người chưa nhiễm trong cùng hộ gia đình với người mắc bệnh có thể giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, mức độ đề kháng của virus với các thuốc này trong đại dịch vẫn chưa được xác định rõ.

Khẩu trang y tế phòng chống dịch cúm

Bộ Y tế và WHO đã phân tích các bằng chứng liên quan đến việc sử dụng khẩu trang trong các đợt dịch cúm. Khẩu trang có thể được sử dụng nhưng không phải là biện pháp được khuyến khích rộng rãi do thiếu bằng chứng xác thực về hiệu quả của chúng.

Tuy nhiên, chúng được khuyến nghị trong các cơ sở y tế và có thể hữu ích trong hộ gia đình có người nhiễm bệnh để bảo vệ cả người bệnh và người chăm sóc. Ngoài ra, những người có triệu chứng cúm khi ra ngoài cũng nên đeo khẩu trang để hạn chế lây lan virus.

Cắt liều cảm cúm sử dụng kháng sinh

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của cúm là viêm phổi, có thể do chính virus cúm gây ra hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu viêm phổi do virus, việc sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả, mặc dù trên lâm sàng rất khó phân biệt giữa viêm phổi do virus và vi khuẩn. Vì vậy, kháng sinh thường được dùng trong bệnh viện để điều trị những ca bệnh nghiêm trọng. Trong các đợt bùng phát cúm gia cầm, biến chứng viêm phổi do virus rất phổ biến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *