Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm, dễ lây lan khi thời tiết nóng ẩm và trở thành dịch. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh như: Sốt, mệt mỏi, phát ban,… Hiểu về các chỉ số kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết chính bao gồm 2 chỉ số kháng thể IgM, IgG. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bệnh nhân đánh giá cơ bản về kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết của mình.
Khi nào bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra và có thể dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua muỗi Aedes. Người bệnh có những biểu hiện thông thường như sốt, nổi ban đỏ, mệt mỏi và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như: thương hàn, sởi, rubella,…
Do đó, bệnh nhân phải trải qua một số loại kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất có thể. Đặc biệt, người bệnh nên đi xét nghiệm nếu có các triệu chứng sau:
Giai đoạn đầu của bệnh
- Sốt rất cao và kéo dài, có thể lên tới 40 độ.
- Trán và hốc mắt đau nhức rất khó chịu.
- Nhức đầu, đau khớp.
- Trên da xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ, dễ nhầm với sốt phát ban và sởi.
- Bệnh nhân thường bị nôn và buồn nôn.
Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
- Chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất huyết dưới da.
- Nôn ra máu, có máu trong phân.
- Da của bệnh nhân xuất hiện vết bầm tím
- Cơ thể mệt mỏi
Các xét nghiệm xác định kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết

Mục đích cơ bản của việc thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết là phát hiện ra những kháng thể hoặc kháng nguyên của virus sốt xuất huyết trong cơ thể người bệnh. Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm cơ bản:
Xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết NS1
Loại xét nghiệm này thường được chỉ định trong thời gian mắc bệnh 3 ngày đầu tiên khi có dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ cho kết quả âm tính giả, nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm virus nhưng kết quả lại âm tính. Với công nghệ Realtime RT-PCR sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Xét nghiệm kháng thể IgM
Loại xét nghiệm này là một kháng thể được sản xuất chống lại virus sốt xuất huyết. Phương pháp xét nghiệm này phải được tiến hành sau 3-5 ngày kể từ khi nghi ngờ có triệu chứng của bệnh. Cơ thể mỗi bệnh nhân có khả năng sinh kháng thể khác nhau.
Xét nghiệm kháng thể IgG
Loại xét nghiệm này được thiết kế để kiểm tra xem bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết trước đây hay chưa. Kháng thể IgG thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau khi nhiễm bệnh và tồn tại trong cơ thể con người đến hết đời.
Xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết khác

Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm bổ sung. Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm ở Quảng Bình bổ sung thường gặp như sau:
Xác định công thức máu toàn bộ
Xét nghiệm máu ở Quảng Bình là một phương pháp thực nghiệm quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Mục đích của hematocrit là kiểm tra số lượng tiểu cầu và hematocrit. Số lượng tiểu cầu thấp và hematocrit tăng cao là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển nặng.
Xét nghiệm điện giải
Loại xét nghiệm này giúp các bác sĩ có thể phân tích thành phần trong nước tiểu cho phép. Từ đó, có thể xác định nồng độ của các ion Na, K và Cl và đánh giá mức độ điện giải của cơ thể.
Xét nghiệm albumin
Tác dụng của albumin trong cơ thể là duy trì lực thẩm thấu chất keo trong máu, Đồng thời, cung cấp axit amin cho quá trình tổng hợp protein. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm sốt xuất huyết, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm albumin để kiểm tra sự rò rỉ huyết tương và có biện pháp xử lý y tế kịp thời.
Xét nghiệm CRP
Loại xét nghiệm này có mục đích là để kiểm tra xem bệnh nhân có bị bội nhiễm hay không. Ngoài ra, mức độ viêm của bệnh nhân cũng có thể được đánh giá bằng xét nghiệm CRP.
Kiểm tra chức năng gan
Nếu để xảy ra biến chứng, bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ gây ra những tổn thương về gan và làm suy giảm chức năng gan. Do đó, xét nghiệm chức năng gan cũng được các bác sĩ yêu cầu nhằm đánh giá chính xác hơn tình trạng của bệnh nhân.
Xét nghiệm chức năng thận
Loại xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra chức năng thận. Từ đó, có thể đánh giá nguy cơ tổn thương thận do bệnh sốt xuất huyết.
Tầm quan trọng của IgM và IgG trong kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện những triệu chứng sốt ban đầu khá phổ biến giống như các loại sốt khác nên rất khó phân biệt, phải sử dụng các xét nghiệm, chỉ số đặc biệt để chẩn đoán bệnh. Trong đó, chỉ số IgM và IgG là 2 chỉ số quan trọng trong đánh giá kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết.
Dù vậy, để đánh giá được kết quả chính xác nhất, các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm tìm kháng nguyên Dengue NS1 kết hợp với kháng thể IgM và IgG. Từ đó, có thể hỗ trợ xác định chính xác type huyết thanh do virus Dengue gây ra.
Kháng nguyên NS1 và kháng thể IgM giúp các bác sĩ xác định chính xác bệnh nhân sốt có phải do virus sốt xuất huyết hay không. Ngoài ra, kháng thể IgG giúp xác định xem bệnh nhân có bị sốt như vậy trong thời gian gần đây hay không.
Nếu kết quả cho thấy IgG dương tính, bệnh nhân bị sốt xuất huyết thứ phát. Thông thường, kháng nguyên NS1 xuất hiện trong máu từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9. Kháng thể IgM thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4 và kháng thể IgG sau đó vào ngày thứ 14 sau khi nhiễm trùng tiên phát.
Cách đọc kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác
Giai đoạn 1: Từ 1-5 ngày ngay sau khi bắt đầu sốt
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (-), IgG (-), Dengue RNA (-) ⇒ Giai đoạn đầu nguyên phát.
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (-), IgG (-), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính nguyên phát.
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (+), IgG (-), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính nguyên phát.
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (-), IgG (+), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính thứ phát.
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (+), IgG (+), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính thứ phát.
Trong tất cả các xét nghiệm, ngày thứ 3-4 là thời điểm phát hiện ra tình trạng nhiễm virus cao nhất, ngày 5-6 tỷ lệ kháng thể phát hiện cao hơn kháng nguyên.
Giai đoạn 2: Từ 6-9 ngày ngay sau khi sốt
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (+), IgG (-), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính nguyên phát.
- Chỉ số Dengue NS1 (+), IgM (+), IgG (+), Dengue RNA (+) ⇒ Giai đoạn cấp tính thứ phát.
Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 9 ngay sau khi hết sốt
- Các xét nghiệm đều có chỉ số giảm, giá trị chẩn đoán giảm, chỉ số dương tính giảm từ 0,8% xuống 1,6%.
- Với phân tích công thức máu toàn phần: Số lượng bạch cầu có thể giảm, số lượng tiểu cầu giảm dẫn đến nguy cơ xuất huyết, lượng huyết tương thoát ra nhiều gây cô đặc trong máu, xuất hiện các đốm máu nhỏ dưới da.
Hiện tại bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa nên kết quả chẩn đoán kháng thể IgM, IgG chính xác giúp điều trị nhanh và khỏi bệnh.
Liên hệ tư vấn: Cử nhân xét nghiệm Mai Anh Hùng – Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình
- Số điện thoại: 0948245137
- Facebook: https://web.facebook.com/CN.xetnghiemhung
- Emal: hungmaianh100@gmail.com