Dược sĩ trong cộng đồng sẽ thường nhận được một số câu hỏi về cách điều trị tiêu chảy. Đôi khi, chúng ta có thể được một số người xin lời khuyên về cách cắt liều thuốc tiêu chảy. Tiêu chảy được hiểu đơn giản là sự tăng tần suất bài tiết của ruột với sự thải ra phân mềm hoặc lỏng bất thường. Điều trị cơ bản của tiêu chảy là sự bù nước và chất điện giải. Ngoài ra, các thuốc chống tiêu chảy cũng hữu ích cho người lớn và trẻ lớn.
Bài viết dưới đây, Phòng khám Bác sĩ Dung xin giải đáp thắc mắc của nhiều người về cắt liều thuốc tiêu chảy. Xin mời các bạn cùng theo dõi chi tiết!
1. Tìm hiểu về tiêu chảy phiên bản dành cho chuyên gia

Bản thân tác giả cũng từng phải trải qua những cơn tiêu chảy không thể nào quên. Tiêu chảy ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe đường tiêu hóa và gây ra một số tình huống khó xử.
Vì thế, cắt liều thuốc tiêu chảy đúng và đủ sẽ giúp chiếm được lòng tin của khách hàng. Để hiểu và cắt liều thuốc tiêu chảy đúng thì bạn nên tìm hiểu kĩ vấn đề mình cần giải quyết. Dưới đây là một số thông tin được Nhà Thuốc Quảng Bình tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu nhất.
Vậy tiêu chảy là gì?
Bình thường, lượng thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và hấp thu triệt để sau 2 – 3 ngày. Ngược lại, các chất cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể. Vì vậy, một người chỉ đi đại tiện 1 – 2 lần/ngày nếu sức khỏe đường ruột bình thường.
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi phân lòng nhiều lần (trên 4 lần) trong ngày. Dựa vào thời gian tái phát và mức độ nghiệm trọng mà tiêu chảy được chia làm 2 loại:
- Tiêu chảy cấp: Xảy ra trong trường hợp bị nhiễm khuẩn (tả, lỵ, E.coli,…), do virus, dị ứng thức ăn,… trong thời gian ngắn.
- Tiêu chảy mạn: Xảy ra trong trường hợp bệnh lý kéo dài hơn 3 – 4 tuần. Bệnh nhân bị mất nước dài ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
Hiện nay, tiêu chảy đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Để cắt liều thuốc tiêu chảy đúng bạn cần khai thác kĩ bệnh nhân những vấn đề sau:
Độ tuổi
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Đối tượng đáng lưu tâm đặc biệt là trẻ em hoặc người già vì có nguy cơ mất nước cao.
Tiền sử bệnh
Dược sĩ cần khai thác vấn đề này để phân biệt rõ giữa cấp tình hay mạn tính. Bệnh nhân mắc phải tiêu chảy mạn tính sẽ có sự thay đổi về thói quen đi tiêu trong thời gian dài. Tiêu chảy mạn tính có thể do một số bệnh lý đường ruột gây ra nên cần phải tư vấn kĩ hơn.
Bệnh nhân có đi du lịch gần đây không?
Một số bệnh nhân có thói quen đi du lịch và mắc phải tiêu chảy gần đây thì nguyên nhân có thể do nhiễm trùng. Giardia thường được xem là tác nhân gây tiêu chảy du lịch cho những du khách vừa trở về từ Nam Mỹ hay vùng Viễn Đông.
Thời gian
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Trong nhiều trường hợp bị tiêu chảy thường sẽ tự khỏi. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hơn 1 ngày nên đến gặp bác sĩ để tránh tình trạng mất nước.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Hầu hết trong các trường hợp bị tiêu chảy thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Trong tình huống này thường có nguyên nhân là do nhiễm trùng, hội chứng kích thích ruột, tác dụng phụ của thuốc,…
Virus
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Virus thường là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đường ruột. Đối với trẻ em, loại virus này thường xâm nhập thông quan đường hô hấp để vào cơ thể.
Các triệu chứng đặc trưng là ho (do xâm nhập đường hô hấp nên cơ thể phản ứng ho để đẩy virus ra) và cảm lạnh thông thường. Nhiễm trùng virus thường xuất hiện các triệu chứng đột ngột và đầu tiên là nôn.
Vi khuẩn
Nhóm vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể bằng đường thức ăn (còn được gọi là ngộ độc thực phẩm). Những loại vi khuẩn gây ra như: Campylobacter, Staphylococcus, Salmonella,Shigella, Escherichia coli chủng gây bệnh, B,…
Nhiễm trùng | Thời gian ủ bệnh | Thời gian | Triệu chứng |
Staphylococcus | 2-6h | 6-24h | Nặng, nhanh khỏi, đặc biệt là nôn |
Salmonella | 12-24h | 1-7 ngày | Chủ yếu là tiêu chảy |
Campylobacter | 2-7 ngày | 2-7 ngày | Tiêu chảy kèm đau bụng |
B. cereus | 1-5h | 6-24h | Nôn ói |
B. Cereus (2 dạng nhiễm trùng) | 8-16h | 12-24h | Tiêu chảy |
L.monocytogenes | 3-70 ngày | Triệu chứng giống cảm, tiêu chảy |
Hội chứng ruột kích thích ruột
Hội chứng kích thích ruột thường không quá nghiệm trọng nhưng lại gây khó chịu cho bệnh nhân. Nguyên nhân phổ biến là do hội chứng này gây ra rối loạn đường ruột tái phát nhiều lần. Một số triệu chứng được mô tả như dạng một lượng phân nhỏ khi đi tiêu hơn là tiêu chảy.
Các thuốc khác hiện đang uống
Nếu lạm dụng một số thuốc dưới đây cũng có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy.
- Thuốc kháng acid: muối Mg
- Kháng sinh
- Thuốc hạ huyết áp: methyldopa , beta blocker (hiếm)
- Digoxin ( liều độc )
- Thuốc lợi tiểu (furosemide)
- Các chế phẩm sắt
- Thuốc nhuận tràng
- Misoprostol
- Thuốc kháng viên không steroid
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
Triệu chứng của tiêu chảy
Để phục vụ cho việc xây dựng chi tiết công thức cắt liều thì tôi sẽ phân loại tiêu chảy trước khi nêu ra các triệu chứng
Tiêu chảy cấp tính
- Thời gian khởi phát: Khởi phát rất nhanh và thường đi phân lỏng thường xuyên
- Triệu chứng điểm hình: Đau bụng, mệt mỏi, đầy hơi, cảm thấy khó chịu
- Triệu chứng kèm theo: Nôn và buồn nôn, có thể là sốt nếu nhiễm khuẩn hay mất nước nhiều.
Dược sĩ nên khai thác gì?
Anh chị nên hỏi kĩ về tình trạng sốt và nôn của trẻ em, vì đây là đối tượng có nguy cơ mất nước cao. Hỏi về thói quen uống nước, ăn uống và bú sữa (nếu là trẻ sơ sinh). Vì giảm nước đưa vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra mất nước.
Tiếp theo, anh chị nên khai thác về thức ăn của bệnh nhân và người thân ăn cùng. Thông thường, nguyên nhân ở đây là do nhiễm khuẩn.
Trong một số trường hợp phân dính máu thì nên lập tức cho bệnh nhân đi thăm khám. Tiêu chảy dẫn đến sốt cao cũng nên tham khảo kĩ các chuyên gia.
Tiêu chảy mạn tính
Đây là lý do vì sao anh chị cần phải phân tích kĩ vấn đề này. Tiêu chảy mạn tính không đơn thuần là do nhiễm trùng mà có thể là do hội chứng kích thích ruột. Thậm chí là do tồn tại của khối u ở ruột, viêm ruột hay không có khả năng hấp thu thức ăn.
Đối với hội chứng kích thích ruột không kèm theo triệu chứng đi tiêu lẫn máu. Sự xuất hiện của máu lẫn trong phân dài ngày có thể là do viêm ruột hay khổi u ở ruột. Trong trường hợp này, cần phải tìm hiêu kĩ và đi thăm khám ngay lập tức. Khối u thường hay được hình thành ở người già do thói quen đi tiêu bị thay đổi trong thời gian dài. Trong trường hợp này thường sẽ luân phiên với táo bón.
2. Xây dựng công thức chung cắt liều thuốc tiêu chảy
Bản thân tôi là một dược sĩ đại học, được đạo tạo tại một trong những ngôi trường hàng đầu trong ngành dược. Tuy vậy, lúc vừa mới bước vào nhà thuốc cũng rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu. Đó là lý do tôi muốn làm về chuỗi series chia sẽ kinh nghệm cắt liều thuốc này.
Để nắm vững được cách cắt liều thuốc tiêu chảy hay bệnh lý nào thì bạn cũng nên nhớ nguyên tắc chung là loại bỏ nguyên nhân và khắc phục triệu chứng. Có một bộ phận dược sĩ hiện nay chỉ học thuộc công thức và rap theo cho mọi trường hợp. Điều này thực sự đáng buồn cho ngành dược và cả bệnh nhân. Hy vọng anh, chị dược sĩ hãy nắm chắc kiến thức rồi mới tiến hành điều trị cho bệnh nhân.
Đầu tiên, xác định nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy là gì?
Như đã phân tích ở trên, thì chúng ta sẽ điều trị trong trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng. Tức là nguyên nhân ở đây được thu hẹp lại là do virus hoặc vi khuẩn. Điều này không đúng cho mọi trường hợp nhưng nếu anh chị đọc kĩ phần trên thì có thể hiểu được.
Loại bỏ nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Nhiều trường hợp suy nghĩ đơn giản và máy móc rằng chỉ cần dùng kháng sinh là có thể diệt được vi khuẩn. Nhưng với trách nhiệm và lương tâm của một dược sĩ thì lời khuyên của tôi là hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định dùng kháng sinh. Thông thường, tôi sẽ không dùng kháng sinh và tôi vẫn đúng cho đến thời điểm này.
Chúng ta còn nhiều cách khác và anh chị nên chọn cách tốt nhất cho bệnh nhân. Lý do không dùng kháng sinh thì tôi nghĩ anh chị cũng hiểu. Uống kháng sinh vào nó sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Tôi nghĩ trong trường hợp này, không phải điều trị mà còn hại bệnh nhân. Vậy trong trường hợp này loại bỏ bằng cách nào?
Theo kinh nghiệm của tôi thì tôi thường dùng 2 “thần dược” đối với đường tiêu hóa là Carbon hoạt tính và berberin.
Carbogas

Giúp hấp phụ nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dùng điều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hóa chất; hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hóa.
Berberin

Được xem là một kháng sinh tự nhiên dùng nhiều để điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, lỵ, viêm gan vàng da, đau mắt do viêm kết mạc, một số bệnh ngoài da như nước ăn chân, ngứa do nấm…
Không dùng chung với vitamin B6, B3 và PABA vì làm mất tác dụng của Berberin.
Do không có điều kiện xét nghiệm để biết nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus. Sử dụng berberin có hiệu quả trong hầu hết trường hợp tiêu chảy như trị tiêu chảy du lịch, tiêu chảy cấp do nhiễm trùng, hội chứng lỵ, tả… Ít bị đề kháng.
Không nên sử dụng kháng sinh vì không hiệu quả bằng mà làm tăng tình trạng kháng thuốc trên phương diện Dược xã hội học. Mặc dù vậy, vẫn có thể dùng Ciprofloxacin hay Azithromycin… trong tiêu chảy.
Berberine thúc đẩy sự phục hồi của hệ vi sinh đường ruột bằng cách ức chế sự mở rộng của các thành viên của họ Enterobacteriaceae. Tiểu chảy do dùng kháng sinh dài ngày khiến hệ vi sinh trong ruột bị giảm, C. difficile không bị tiêu diệt sẽ có điều kiện phát triển và gây bệnh. Trường hợp này sử dụng berberin và bổ sung vi sinh bằng Probiotic, ngừng kháng sinh gây tiêu chảy. Thường thì không cần dùng thuốc chữa.
Về cơ bản, chúng ta đã loại bỏ nguyên nhân bằng 2 thuốc này, tiếp theo là điều trị triệu chứng.
Cắt liều tiêu chảy điều trị triệu chứng
Trong các triệu chứng thì hậu quả chủ yếu là gây ra tình trạng mất nước. Do vậy, bù nước và điện giải là điều tiên quyết của việc điều trị triệu chứng trong tiêu chảy.
Bù nước và điện giải bằng đường uống
Nguy cơ mất nước cao nhất là ở trẻ em và người già. Hiện nay, có nhiều gói bù nước và điện giải như oresol hay đã có nhiều loại ở dạng chai. Trong trường hợp điều trị tiêu chảy mà không sử dụng oresol là một thiếu sót không thể chấp nhận được.
Bù nước và điện giải bằng đường truyền
Có thể bù nước và điện giải theo đường truyền trong trường hợp bị tiêu chảy nặng.
Công thức chung cắt liều thuốc tiêu chảy
Bù nước – điện giải + Calci polycarbophil + Berberin + thuốc làm săn niêm mạc ruột + thuốc làm giảm co thắt ruột nếu đau quặn bụng + probiotic.
Đơn thuốc tham khảo
Các thuốc điều trị cắt liều thuốc tiêu chảy
1. Oresol để bù nước và điện giải.
Ngoài Oresol có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không gas). Uống nhiều nước hơn bình thường.
2. Dioctahedral smectit (Diomecta) 1-3 gói/ngày.
Thuốc làm săn niêm mạc ruột, bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Nếu tiêu chảy cấp tính, có thể uống gấp đôi liều trên.
3. Calci polycarbophil 1g x 1-4 ngày (≤6 ngày). Trẻ em liều bằng nửa người lớn.
Hấp thu độc tố, vi khuẩn, dịch tiêu hóa…
4. Berberin 100-200mg x 2 lần/ngày. Trẻ em 50-100mg x 2 lần/ngày.
Bệnh tả do V.cholerae: Theo khuyến cáo của WHO thì thuốc lựa chọn là doxycyclin 300mg PO duy nhất, hoặc Azithromycin 1g PO liều duy nhất.
Trẻ em: Azithromycin 20mg/kg liều duy nhất. Có thể dùng berberin trong tả vì berberin cũng kháng V.cholerae.
Các thuốc cân nhắc
5. Alverin (Dospasmin 40mg) 1 viên x 3 lần/ngày.
Một số sản phẩm thông dụng:
Thuốc chống co thắt cơ trơn loại papaverin, không phải tác dụng kiểu atropin. Dùng để giảm co thắt ruột trong tiêu chảy.
6. Probiotic : 2 gói/lần x 3 lần/ngày
Bổ sung vi sinh đường ruột bị mất do uống kháng sinh dài ngày. Vi sinh được chứng minh có lợi trong tiêu chảy trẻ em trong một vài trường hợp.
Bổ sung probiotic hầu như không có tác dụng gì trong tiêu chảy ở người lớn và tiêu chảy do C. difficile.
7. Loperamid – Hạn chế dùng.
Liều: Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày chia thành 2 hoặc 3 liều.
Người lớn: 2 mg x 3 lần/ngày.
Theo lý thuyết là không dùng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp nhiễm khuẩn và nhiễm virus vì giảm loại trừ vi khuẩn. Thực tế điều này trong nhà thuốc là cực kỳ khó! Bệnh nhân muốn được hết bệnh tức thì, nếu không sẽ bỏ qua nơi khác. Haizz…
Lưu ý trong cắt liều thuốc tiêu chảy
- Bệnh nhân nên được bổ sung nhiều nước lọc và nước trái cây.
- Tư vấn chế độ ăn hợp lý và tránh ăn các thực ăn giàu chất béo, dầu mỡ, thực phẩm có lượng đường cao.
- Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
3. Kiến thức cắt liều thuốc tiêu chảy chuyên sâu
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Loperamid
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Loperamid là 1 thuốc điều trị tiêu chảy rất hiệu quả cho trẻ lớn và người lớn. Khi chỉ định loperamid cho bệnh nhân, dược sĩ nên dặn bệnh nhân uống nhiều nước để bù dịch. Có thể dùng gói bột pha dung dịch bù nước. Loperamid không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Diphenoxylat/ atropin (Co-phenotrope) Co -phenotrope có thể sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bù nước và trị tiêu chảy ở những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Kaolin
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Kaolin được sử dụng như một liệu pháp trị tiêu chảy truyền thống trong nhiều năm qua. Tác dụng của Kaolin được cho là dựa trên khả năng hút nước, do đó hút cả các chất độc và vi khuẩn lên bề mặt của nó, từ đó loại chúng ra khỏi ruột.
Tuy nhiên, về sau người ta đã chứng minh đây không phải cơ chế cho tác dụng này và cho đến nay hiệu quả của nó cũng còn là một câu hỏi. Liệu pháp bù dịch bằng đường uống hầu như đã thay thế các chế phẩm chứa kaolin tuy nhiên bệnh nhân vẫn tiếp tục yêu cầu các chế phẩm có chứa kaolin.
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Morphin
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Morphin và các dẫn chất, đã nằm trong phác đồ điều trị tiêu chảy từ nhiều năm. Nền tảng lí thuyết trị tiêu chảy của morphin và các dẫn chất gây nghiên khác như codein là làm chậm nhu động ruột, trên thực tế, táo bón là một tác dụng thường gặp của nhóm thuốc này.
Tuy nhiên, liều trong hầu hết các chế phẩm OTC không chắc sẽ tạo ra được hiệu quả mong muốn. Kaolin và hỗn hợp chứa morphin vẫn là lựa chọn phổ biến của nhiều bệnh nhân, mặc dù chưa có dữ liệu khẳng định hiệu quả của nó.
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Probiotic
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra rằng khi sử dụng cùng với liệu pháp bù nước, các chế phẩm sinh học này sẽ làm giảm bớt số lần đi tiêu và rút ngắn thời gian tiêu chảy do nhiễm trùng. Tuy nhiên những người tham gia trong các thử nghiệm đa phần là người khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần được nghiên cứu thêm trước khi có khuyến cáo về việc sử dụng probiotic.
4. Tình huống thực tế trong cắt liều thuốc tiêu chảy
Tình huống tiêu chảy trong thực hành lâm sàng mình đã gặp và đã điều trị thành công. Trong phần này mình xin phép được trình bày theo phong cách trao đổi. Nếu có bất kì thắc mắc hay quan điểm khác. Anh chị có thể để lại phần bình luận và chúng ta cùng hoàn thiện chuỗi bài viết này.
Tình huống thực tế 1 trong cắt liều thuốc tiêu chảy
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Cô Nga nhờ tôi tư vấn về cách dùng thuốc điều trị tiêu chảy. Thằng bé con của cô năm nay 11 tuổi và đang bị tiêu chảy. Cô lo thằng anh này có thể lây cho 2 đứa em gái nữa là 5 tuổi và 2 tuổi. Cu cậu bắt đầu đi tiêu nhiều vào đêm qua và bị mệt mỏi nhưng giờ lại hết mệt rồi.
Cu cậu có than bị đau nhưng nhìn chung thì vấn đang ổn. Hỏi thêm về ăn uống thì được biết là cu cậu có ăn một chiếc bánh mì và khoa tây chiên lúc đi học. Cả nhà không ai ăn thức ăn như vậy và cô cho biết thêm là thằng bé hiện không dùng bất kì loại thuốc nào.
Quan điểm của mình (Dược sĩ đại học)
Haizz! Thằng cu đang bị tiêu chảy cấp tính do “ngộ độc thức ăn” được ăn vào ngày hôm qua rồi. Thằng bé đã nôn 1 lần và bây giờ vấn đề giải quyết ở đây là bệnh tiêu chảy. Vì đang còn khá bé nên điều trị chủ yếu ở đây là bù nước và điện giải. Cái này mình tư vấn khá kĩ về cách dùng oresol vì nếu pha sai có thể phản tác dụng. Cậu bé có thể bị thêm 1 2 ngày nữa và sau đó là tự khỏi. Nếu ngày mai không khỏi thì nên đưa cậu bé đi khám bác sĩ.
Quan điểm của bác sĩ (Chị gái mình ^^)
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Tôi xin phép được trích nguyên văn lời của bác sĩ đang học chuyên khoa tại Đại học Y Hà Nội đang làm việc tại phòng khám Quảng Bình.
Tiêu chảy của bé là do ngộ độc thực phẩm. Bù nước bằng đường uống là liệu pháp điều trị chính xác. Cậu bé cũng nên được khuyên là không nên ăn bất cứ thứ gì trong vòng 24h tới hoặc có thể lâu hơn cho đến khi không còn tiêu chảy.
Nếu muốn bổ sung thêm các dung dịch lỏng khác ngoài dung dịch bù nước điện giải thì cậu bé nên tránh dùng sữa. Triệu chứng của cậu bé sẽ giảm xuống trong vòng vài giờ tới. Nếu chúng vẫn còn tồn tại, hoặc cậu bé than đau bụng nặng hơn , đặc biệt là phía dưới bên phải của bụng, mẹ cậu bé nên liên hệ với bác sĩ. Bệnh đau ruột thừa cấp tính không điển hình có thể biểu hiện bằng một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Tình huống thực tế 2 trong cắt liều thuốc tiêu chảy
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Anh Hùng đang chờ lấy thuốc mà anh đang dùng để điều trị phòng ngừa THA. Khi đến gặp mình thì anh cho biết rằng cả gia đình anh đang bị tiêu chảy. Anh cho biết là mình vừa đi du lịch ở Ấn Độ về.
Quan điểm của mình (Dược sĩ đại học)
Mình cũng không hỏi gì thêm và khuyên anh nên đi thăm khám ngay. Vì loại tiêu chảy này liên quan đến chuyến du lịch đó. Dược sĩ chúng ta không có đủ kiến thức để điều trị trong trường hợp này. Sorry a!
Quan điểm của bác sĩ (Chị gái mình ^^)
Cắt liều thuốc tiêu chảy – Giới thiệu đến gặp bác sĩ là hợp lý trong trường hợp này. Rất rõ ràng, tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bệnh là cần thiết, chẳng hạn như ngày bắt đầu có triệu chứng và ngày về đến vương quốc Anh. Nghe như không có vẻ đây là một bệnh tiêu chảy cấp nhưng cần đảm bảo không ai trong gia đình bị mất nước.
Nếu bệnh tiêu chảy vẫn còn tồn tại, mẫu phân nên được gửi đến phòng thí nghiệm y học cộng đồng tại địa phương để phân tích. Có thể là họ bị nhiễm bệnh bởi Giardiasis và cần được điều trị bằng metronidazol. Đôi khi các mẫu phân cho kết quả là không có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi đó có thể xem đây là tiêu chảy do nhu động ruột bị kích thích sau khi nhiễm trùng. Trường hợp này thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu
Trên đây là những kiến thức được đúc rút từ quá trình làm việc và quản lý tại nhà thuốc. Đồng thời các kiến thức được tham khảo bởi những tiền bối khóa trên. Hy vọng sẽ giúp ích một phần nào đó trong dự án nâng cao chất lượng dược sĩ nhà thuốc – lấy lại niềm tin bệnh nhân của dược sĩ Tuấn – Nhà Thuốc Quảng Bình.
Để lại bình luận và đánh giá bài viết giúp mình nhé! Cảm ơn nhiều
Trên đây là những kiến thức về cắt liều thuốc tiêu chảy mà Phòng khám Bác sĩ Dung cung cấp. Các bạn có thể thăm khám trực tiếp tại Quảng Bình thông qua địa chỉ
- Trụ sở chính: Thôn Vĩnh Phú Quảng Hòa TX Ba Đồn
- Hoặc đặt lịch thông qua số điện thoại: 084.502.9815.