Cắt liều đau răng

Đánh giá bài viết

Đau răng là tình trạng bị đau ở răng hoặc các vùng xung quanh nó. Đây là trường hợp khá phổ biến và thường gặp tại các nhà thuốc. Đặc biệt, tình trạng này hay gặp ở các đối tượng là những bệnh nhân không thực hiện chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Các cơn đau răng có thể diễn ra liên tục hoặc bùng phát sau bị kích thích bởi những yếu tố như: quá lạnh, quá nóng, các đồ uống ngọt, thức ăn, đánh răng, nhai,…

Bài viết dưới đây, Phòng khám Bác sĩ Dung xin giải đáp thắc mắc của nhiều người về công thức cắt liều đau răng. Xin mời các bạn cùng theo dõi chi tiết!

1. Tìm hiểu chung trước khi cắt liều đau răng

Bản thân tác giả cũng đã từng phải trải qua những cơn đau răng “chết đi sống lại” lúc còn bé. Đau răng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, việc cắt liều đau răng đúng và đủ sẽ giúp các nhà thuốc chiếm được lòng tin từ bệnh nhân.

Tuy nhiên, để hiểu và có thể cắt liều đau răng hợp lí thì các dược sĩ nên tìm hiểu kỹ vấn đề mà mình cần phải giải quyết. Dưới đây là một số thông tin được Dược sĩ Tuấn tìm hiểu và tóm gọn lại:

Đau răng là gì?

Dau rang la gi?
Đau răng là gì?

Đau răng được hiểu là tình trạng đau xung quanh răng, có thể là phía bên trong hay ngoài hàm. Mà nguyên nhân phổ biến ở đây là do sâu răng gây ra. Ngoài ra, đau răng còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác và theo nhiều cách khác nhau. Các cơn đau có thể là thoáng qua hay kéo dài lên đến nhiều ngày.

Tình trạng đau răng có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng. Tùy theo nguyên nhân gây ra và biến chứng của nó. Những cơn đau này thường “rõ nét” và khởi phát một cách đột ngột. Sau đó, tình trạng trở nên nghiệm trọng hơn khi vào ban đêm lúc bệnh nhân nghỉ ngơi.

Đau răng có những nguyên nhân nào

Trước khi quyết định đưa ra công thức cắt liều đau răng cho bệnh nhân. Các dược sĩ nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân nhằm loại bỏ nó một cách triệt để. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra đau răng

Sâu răng

Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau răng là bị sâu răng. Tình trạng này xảy ra khi có sự tổn thường của các men răng và ngà răng trong thời gian dài. Từ đó, dẫn đến sử mất cân bằng trong cấu trúc của răng và gây ra hiện tượng bị xâm nhiễm bởi những yếu tố bên ngoài.

Đau răng do sâu răng xảy ra khi bị kích thích bởi các tác nhân như: nóng, lạnh, thức ăn, nước ngọt, đánh răng,… Những kích thích này tác động đến các chất lỏng khiến cho ống ngà dễ bị kích ứng bên trong tủy.

Trong trường hợp, các tác nhân này bị loại bỏ hoặc kéo dài trong thời gian ngắn thì tủy của bệnh nhân vẫn có thể tự bảo vệ mình. Hiện tượng này gọi là sự nhạy cảm của ngà, đau tủy có hồi phục hoặc viêm tủy có hồi phục.

Viêm tủy

Sau khi sâu răng tiến triển và không được điều trị kịp thời thì sẽ xảy ra tình trạng viêm tủy. Hiện trượng này là do sâu răng bị tích tụ bởi những tổn thương kéo dài lâu ngày khiến cho tủy không có thời gian hồi phục. Hệ quả của trường hợp là gây ra hoại tử tủy.

Các cơn đau có thể tự khởi phát đột ngột hay do một số kích thích từ bên ngoài như: nóng và lạnh. Trong trường hợp tủy bị hoại tử, những cơn đau sẽ tự kết thúc, thay vào đó là hiện trượng viêm quanh cuống hoặc sự phát triển của các ổ áp xe.

Áp-xe quanh cuống

Áp-xe quanh cuống như được phân tích ở trên thì là do hệ quả từ việc bị sâu răng hoặc viêm tủy không được điều trị kịp thời. Áp-xe quanh cuống có thể phát triển bên trong miệng và vỡ ra tự nhiên hoặc được phát triển thành viêm mô tế bào.

Một số nguyên nhân khác

  • Những chấn thương ở vùng răng cũng có thể gây ra tổn thương tủy. Tình trạng này thường xuất hiện ngay sau khi chấn thương hay thậm chí là diễn ra sau vài năm.
  • Viêm quanh thân răng là hiện tượng viêm, nhiễm trùng tổ chức nằm giữa răng và vạt lợi bao quanh nó. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu mọc răng khôn ở hàm dưới.

2. Để cắt liều đau răng đúng cần phải nắm những thông tin gì?

Trong bài viết này, tôi sẽ không trình bày theo cấu trúc cũ mà sẽ tập trung vào phần bệnh học. Hy vọng trước khi quyết định cắt liều đau răng, các dược sĩ nên khai thác đầy đủ những thông tin này.

Những dấu hiệu của triệu chứng đau răng

Có một số dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng đau răng mà dược sĩ có thể khai thác như:

  • Xuất hiện những cơn đau nhói đột ngột hay kéo dài liên tục, hiện tượng này xảy ra khi răng bị tạo áp lực.
  • Xuất hiện những vùng sưng xung quanh răng
  • Bệnh nhân có thể bị sốt hoặc đau đầu
  • Chất dịch có mùi hôi thối được chảy ra từ vùng sâu răng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác không được đề cập trong bài viết này. Các dược sĩ nên điều trị nhiều case lâm sàng để có cái nhìn tổng quan hơn về đau răng.

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Biến chứng đầu tiên là gây ra viêm xoang xảy ra do nhiễm trùng răng hàm trên. Biến chứng này xảy ra do bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng dưới hàm phát triển hay huyết khối tĩnh mạch xoang hang

Khi gặp phải những biến chứng này, bệnh nhân nên đến thăm khám tại bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi nào cần khuyên bệnh nhân đến gặp bác sĩ?

  • Các cơn đau răng kéo dài từ 1 – 2 ngày
  • Bệnh nhân lên cơn sốt
  • Cảm giác đau dữ dội và khó chịu
  • Nướu sưng, nướu đỏ, đau khi bạn cắn hoặc chảy mủ hôi thối
  • Cảm thấy khó khăn khi thở và nuốt
  • Đau tai, đau khi mở to miệng.

Khai thác tiền sử trước khi cắt liều thuốc đau răng

Các dược sĩ nên xác định chính xác vị trí cũng như thời gian xuất hiện các cơn đau. Dù cho đó là đau liên tục hay chỉ xuất hiện đột ngột sau khi bị kích thích. Có một số kích thích điển hình như: nóng, lạnh, đánh răng, nhai, thức ăn và đồ uống ngọt.

Kiểm tra kĩ và đánh giá các triệu chứng cũng như biến chứng sau:

  • Đau mặt, sưng hoặc cả hai
  • Đau dưới lưỡi
  • Khó nuốt
  • Đau khi cúi xuống
  • Nhức đầu sau hốc mắt
  • Sốt
  • Các triệu chứng về thị giác.

Dược sĩ cũng cần phải lưu ý bất kỳ những chấn thương nào hoặc phương pháp điều trị trước đây.

Khám thực thể cho bệnh nhân

Một dấu hiệu cần được quan tâm đầu tiên là bệnh nhân có đang sốt hay không.

Dược sĩ nên tập trung khám các vùng quanh mặt và miệng.

  • Khám mặt giúp phát hiện tình trạng sưng và các dược sĩ có thể sờ xem cứng hay mềm.
  • Khám miệng sẽ bao gồm: tình trạng viêm lợi hay sâu răng hay bất cứ bất thường nào ở bất kì vị trí nào.

Nếu bệnh nhân không có những đặc điểm điển hình trên, dược sĩ có thể thử nghiệm các răng trong vùng đau bằng cách gõ với cây đè lưỡi. Bên cạnh đó, dược sĩ có thể sử dụng một khối đá lạnh áp lên răng trong thời gian ngắn và lây ra ngay để kiểm tra xem bệnh nhân có cảm giác đau không.

Nếu răng khỏe mạnh, tình trạng đau sẽ hết ngay. Còn nếu hiện tượng đau kéo dài hơn một vài giây thì chỉ ra rằng răng đã có tổn thương tủy. Dược sĩ có thể kiểm tra sàn miệng bằng cách sờ để xem cứng hay mềm, gợi ý nhiễm trùng vùng sâu.

3. Xây dựng công thức cắt liều đau răng chung

Bản thân tôi là một dược sĩ đại học, được đạo tạo tại một trong những ngôi trường hàng đầu trong ngành dược. Tuy vậy, lúc vừa mới bước vào nhà thuốc cũng rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu. Đó là lý do tôi muốn làm về chuỗi series chia sẽ kinh nghệm cắt liều thuốc này.

Để nắm vững được cách cắt liều thuốc đau răng hay bệnh lý nào thì bạn cũng nên nhớ nguyên tắc chung là loại bỏ nguyên nhân và khắc phục triệu chứng. Có một bộ phận dược sĩ hiện nay chỉ học thuộc công thức và rap theo cho mọi trường hợp. Điều này thực sự đáng buồn cho ngành dược và cả bệnh nhân. Hy vọng anh, chị dược sĩ hãy nắm chắc kiến thức rồi mới tiến hành điều trị cho bệnh nhân.

Công thức chung cắt liều đau răng bị viêm nhiễm

Trước khi đi vào cắt liều đau răng thì các dược sĩ cần phải nắm vững các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Việc này giúp tránh các tương tác thuốc hay tránh trường hợp sử dụng các thuốc khôn hiệu quả. Đơn thuốc dưới đây được sử dụng trong hầu hết các trường hợp cắt liều đau răng. Các dược sĩ có thể áp dụng và kết hợp với nước súc miệng nếu bệnh nhân có nhu cầu.

Kháng sinh + Giảm đau + Rutin C + Kháng viêm.

1. Kháng sinh: β-lactam

khang sinh rang mieng audogyl
Kháng sinh răng miệng Audogyl

Kháng sinh β-lactam là sự lựa chọn ưu tiên vì tính an toàn và ít tác dụng phụ. Hiệu quả của thuốc trên tụ cầu, liên khuẩn. Thông thường, bản thân tôi sẽ sử dụng Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin.

Các kháng sinh như: Spiramycin, doxycycline, erythromycin, clindamycin đều được cho là có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng.

Kháng sinh Metronidazol không thực sự hiệu quả để điều trị đơn độc nhiễm trùng răng miệng. Đo đó, các chế phẩm thường được kết hợp cùng với spiramycin thành một loại thuốc đặc trị viêm vùng răng miệng. Các chế phẩm nổi tiếng nhiều người biết đến như: Rodogyl, Naphacogyl,…

Lưu ý: Rodogyl không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi hay PNCT do dạng bào chế của thuốc không thích hợp.

Xem thêm: Thuốc Audogyl Gia Nguyễn hoạt chất Spiramycin và Metronidazol

2. Thuốc giảm đau: Paracetamol

Chỉ nên sử dụng 1 viên khi xuất hiện các cơn đau. Dược sĩ có thể kèm theo NSAID để tăng tác dụng giảm đau của thuốc như: Ibuprofen, diclofenac, meloxicam,…

3. Rutin C kết hợp với vitamin PP

Rutin có tác dụng làm bền mạch máu và giảm chảy máu nướu, lợi trong điều trị viêm lợi. Còn Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

4. Thuốc kháng viêm: Alpha Chymotrypsin hoặc Seratiol speptid

Dược sĩ nên khuyên bệnh nhân đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc nha sĩ để được tư vấn đầy đủ. Bệnh nhân có thể nhổ răng hoặc trám răng sâu tùy theo triệu chứng hiện tại. Nên thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước súc miệng sát khuẩn như: Nước muối sinh lý 0,9%, Flour, acid boric, kẽm sulfat, menthol….

Công thức cắt liều thuốc đau răng chung đối với không bị viêm

Khi nắm được những kiến thức trên, thì về cơ bản dược sĩ cũng đã điều trị chứng đau răng hiệu quả. Tiếp theo sẽ là kiến thức cắt liều đau răng không bị viêm và lựa chon thuốc thay thế hiệu quả..

Thuốc giảm đau tại chỗ hoặc đường uống + Nước súc miệng sát khuẩn

1. Thuốc giảm đau: Paracetamol

Chỉ nên sử dụng 1 viên khi xuất hiện các cơn đau. Dược sĩ có thể kèm theo NSAID để tăng tác dụng giảm đau của thuốc như: Ibuprofen, diclofenac, meloxycam,…

2. Thuốc kháng viêm: Alpha hoặc Seratiol speptid

3. Nước súc miệng sát khuẩn: Nước muối NaCl 0.9% hoặc L-chlorhexidine

nuoc suc mieng suc hong Medoral
Nước súc miệng súc họng Medoral

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước súc miệng sát khuẩn mang đến nhiều lợi ích trong cắt liều đau răng. Trong nhiều toa thuốc của bác sĩ nha khoa đều kê thêm nước súc miệng chlorhexidine. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả và được xem là “thần dược” đối với ngành nha khoa.

Xem thêm: Nước súc miệng viêm họng Medoral

Một số lưu ý đối với cắt liều đau răng

Các dược sĩ có thể khuyên bệnh nhân kiểm soát cơn đau răng bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Súc miệng bằng nước ấm
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng
  • Thoa ít dầu đinh hương vào chỗ răng lợi đau để giảm đau hiệu quả
  • Đặt miếng gạc lạnh bên ngoài má nếu xảy ra đau răng do bị chấn thương
  • Tránh ăn uống những thứ quá ngọt
  • Sử dụng kem đánh răng có thành phần là florua ít nhất 2 lần/ngày
  • Khuyên bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc lá.

Trên đây là những kiến thức về công thức cắt liều đau răng chi tiết mà Phòng khám Bác sĩ Dung cung cấp. Các bạn có thể thăm khám trực tiếp tại Quảng Bình thông qua địa chỉ

  • Trụ sở chính: Thôn Vĩnh Phú Quảng Hòa TX Ba Đồn
  • Hoặc đặt lịch thông qua số điện thoại: 084.502.9815.

Để lại bình luận và đánh giá bài viết cắt liều đau răng giúp mình nhé! Cảm ơn nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *